III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 02/10/2019 Đăk Mil là huyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ (phần lớn là đất Basalt) thuận tiện cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị cao. Huyện Đăk Mil nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại hình rừng Rùng nửa rụng lá: Điển hình là Bằng lăng (Lagerstromea.Sp), Căm xe (Xylia Dlarfriformis), Dầu (Dipterocarpu.Sp), Gáo vàng…phân bố ở các vùng ẩm, tầng đất sâu. Loại rừng này có khả năng tái sinh kém, hầu hết phục hồi sau khi bị phá làm rẫy là loại cây tái sinh ưu sáng mọc nhanh.
1.Tài nguyên thiên nhiên
Đăk Mil là huyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ (phần lớn là đất Basalt) thuận tiện cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị cao.
Huyện Đăk Mil nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại hình rừng
Rùng nửa rụng lá: Điển hình là Bằng lăng (Lagerstromea.Sp), Căm xe (Xylia Dlarfriformis), Dầu (Dipterocarpu.Sp), Gáo vàng…phân bố ở các vùng ẩm, tầng đất sâu. Loại rừng này có khả năng tái sinh kém, hầu hết phục hồi sau khi bị phá làm rẫy là loại cây tái sinh ưu sáng mọc nhanh.
Rừng khộp: Gồm các loại cây họ dầu chiếm ưu thế (Dipterocarpaceae) như các chi: Dipterocarpus; Shorea; pentamea; Xylia, Hopea; Terminalia…loại rừng này có đặc điểm là cây tái sinh mạnh chịu được điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, lửa rừng…và có thể tồn tại trên vùng lập địa xấu.
Tài nguyên khoáng sản của Đăk Mil qua các tài liệu điều tra nghiên cứu, có hai loại khoáng sản chính:
Đá xây dựng: Mở đá bazan đã được thăm dò và khai thác tại xã Đăk R’la là mở Đô Ry, chất lượng đá có hàm lượng SO3 nhở, các thành phần khác đều đạt TCVN, tính chất cơ lý tốt có thể sử dụng làm đá xây dựng với các sản phẩm đá chẻ; đá hộc; đá rải đường; bê tông nhựa; bê tông xi măng. Trữ lượng mở Đô ru là 4,5 triệu m3, sản lượng khai thác bình quân 40.000m3 - 50.000m3 /năm. Ngoài ra, hiện còn 4 mở quy mô nhỏ đang được khai thác tại các xã Đăk Lao (02 mỏ), Đăk N’Drot (01 mỏ) và Đức Mạnh (01 mỏ).
Mỏ Bauxit từ Thuận An kéo đến Đăk R’la: Hiện đã được khoanh vùng và đang tiến hành thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ về trữ lượng và chất lượng quặng.
Ngoài ra, qua thăm dò đã phát hiện trên địa bàn xã Đăk Găn có mở đá quý (Opan – Caxeđoan) với địa tầng chứa quặng tồn tại trong tầng Bazan, đang tiến hành thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ về trữ lượng và chất lượng quặng.
2. Khí hậu
Địa hình Đăk Mil có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, vùng phía bắc huyện từ 400–600 m và phia nam huyện từ 700–900 m, phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng nối liền nhau bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ và các hợp thuỷ, xen kẻ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp. Có hai dạng chính hình dốc lượn sóng nhẹ: Có độ dốc từ 0-150, phân bố chủ yếu ở phía Đông và khu vực trung tâm của huyện, chiếm khoảng 74,6% diện tích tự nhiên và địa hình dốc chia cắt mạnh: Có độ dố > 150, phân bố ở phía Tây Bắc và phía Tây Nam của huyện chiếm khoàng 25,4% diện tích tự nhiên.
Đăk Mil là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Đắk Lăk và Đắk Nông, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ bình quân 22,30C, ẩm độ không khí bình quân năm là 85%, tổng tích ôn 7.2000C, lượng mưa bình quân 2.513mm. Điều kiện khí hậu nói trên thichs hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi vùng nhiệt đới có giá trị cao.
Chế độ nhiệt: Tổng nhiệt độ < 80000C. Nhiệt độ cao nhất trong năm: 34,90C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 19,30C. Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,30C.
Chế độ mưa: Lượng mưa truing bình hàng năm: 1.700-18.00mm. Lượng mưa cao nhất (tháng 9): 297,2mm. Lượng mưa thấp nhất (tháng 1): 1,00mm. Số ngày mưa trung bình hàng năm: 170 ngày.
Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân hàng năm: 85%. Độ bốc hơi: Mùa mưa chỉ số độ ẩm k=1,0-1,5, mùa khô k=0,5.
Chế độ gió: Hướng gió thịnh theo hai hướng gió chính: Gió Tây – Nam xuất hiện vào các tháng mùa mưa, tốc độ trung bình 1,97 m/s. Gió Đông - Bắc xuất hiện vào các tháng mùa khô, tốc độ trung bình 2,24 m/s.
3. Thuỷ Văn
Hệ thống nước mặt khá phong phú, mật động sông suối bình quân 0,35-0,40lm/ km² và là nơi bắt nguồn của hai hệ thống sông suối chính là hệ thống dầu nguồn sông Sêrêpôk và hệ thống đầu nguồn sông Đồng Nai, tuy nhiên nguồn nước mặt phân bổ không đều: Khu vực phía Nam và Tây Nam của huyện có nguồn nước khá phong phú với hệ thống sông suối, hồ đập khá dày đặc như Hồ Tây, Đăk Săk, hồ Đăk Per…và hệ thống đầu nguồn sông Sêrêpôk; Bao gồm các suối Đăk Ken, suối Đăk Sor và suối Đăk Mâm chiếm 75% lưu vực trên lãnh thổ huyện. Khu vực phía Bắc và Đồng Bắc nguồn nước khá khan hiếm, khu vực này mật độ sông suối thấp, hệ thống hồ đập ít vì vậy thường thiếu nước mùa khô làm ảnh hưởng đến cây trồng. Nguồn nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn huyện Đăk Mil tương đối phong phú, nhưng chủ yếu vận động tàng trữ trong tạo thành phun trào basalt, được coi là đơn vị chứa nước có triển vọng hơn cả. Tuy nhiên do mức độ đất đồng nhất theo diện tích và chiều sâu khá lơn nên cần lưu ý khi giải quyết những vấn đề cụ thể. Đặc biệt ở khu vực này có hiện tượng mất nước (nước tầng trên chảy xuống tầng dưới) nên khi khai thác cần phải nghiên cứu cụ thể để đề xuất các chỉ tiêu hợp lý nhằm khống chế đến mức thấp nhất việc làm ô nhiễm môi trường nước ngầm.
Cũng theo kết quả phân tích, đánh giá thì chất lượng nguồn nước ngầm hầu hết đảm bảo cho ăn uống sinh hoạt (nước có tổng độ khoáng nhỏ, thuộc loại siêu nhạt; m<0,2g/l, nồng độ các vi nguyên tố nhỏ và đều năm trong giới hạn cho phép). Đây là yếu tố thuận lợi trong việc cung cấp nước sạch nông thôn và cũng cần chú ý đến công tác tuyên truyền để người dân có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước.
Nguồn:dakmil.daknong.gov.vn Copy link