Theo đó, các giải pháp thực hiện chính gồm: Công tác tuyên truyền; Công tác chuẩn bị nguồn giống; Công tác xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học kỹ thuật; hình thành và phát triển chuỗi giá trị cà phê; Giải pháp kỹ thuật cải tạo vườn cà phê gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vườn cà phê tái canh
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình tái canh cây cà phê hằng năm trên địa bàn huyện; Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, các đơn vị liên quan và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Đăk Mil căn cứ các văn bản của tỉnh để ban hành các văn bản hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch như: Tuyên truyền các cơ chế, chính sách vay tín dụng, cơ chế hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho người dân tái canh, cải tạo vườn cà phê; Hướng dẫn quy trình kỹ thuật, định mức đầu tư cải tạo, tái canh và các văn bản hướng dẫn trong quá trình tổ chức thực hiện; lồng ghép các chương trình, dự án, đề án đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện để phục vụ kế hoạch tái canh cây cà phê; Tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, nâng cao năng lực sản xuất cây giống của các chủ vườn ươm hiện có để nâng cao chất lượng cây giống; phối hợp với các địa phương, cơ sở sản xuất giống chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng và số lượng để phục vụ nhân dân; Theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.